Trường THCS Văn Quán chào đón năm học mới !

Trang nhất » Tin Tức » Dành cho Phụ huynh học sinh

5 điều "mới lạ" của con, phụ huynh cần biết khi con vào lớp 6

Thứ bảy - 01/08/2020 14:23
Phụ huynh ở nhiều thành phố lớn đang lo xin cho con vào lớp 6 ở một ngôi trường mà cả gia đình đã thảo luận để đưa ra quyết định. Có phụ huynh cũng phải sắp thứ tự các nguyện vọng để đề phòng không được nguyện vọng 1 thì dự phòng có nguyện vọng 2.
5 điều "mới lạ" của con, phụ huynh cần biết khi con vào lớp 6

Bởi mải lo việc xin học nên nhiều phụ huynh chưa để ý đến việc tìm hiểu xem:

- Con mình vào lớp 6 sẽ bỡ ngỡ những điều gì?

Để từ đó chuẩn bị cho con, cũng như thay đổi cách chăm sóc con khi lên cấp học mới. Nào chúng ta cùng trao đổi nhé!

1. Sự "mới lạ" về tâm sinh lý

Việc đầu tiên làm cho các em trở nên nhút nhát là từ học sinh lớn nhất của trường tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS. Nhìn các anh chị lớp trên to lớn, lanh lợi, các em bỗng thấy mình sao nhỏ bé, ngờ nghệch, nếu bị các anh chị lớp trên hù dọa lại càng sợ hơn. Chưa hết, các nội quy, quy định của nhà trường đều được thực hiện thật nghiêm túc như đi trễ, không có phù hiệu trên áo, không đeo khăn quàng, quên mang dép có quai hậu… sẽ bị nhắc nhở, ghi tên từ ở cổng trường rồi sau đó còn bị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở trong tiết sinh hoạt lớp, bị trừ điểm hạnh kiểm. Từ đó dẫn đến tình trạng các em rụt rè, mất tự tin.

Những học sinh bé nhất trường.Những học sinh bé nhất trường.

Phân tích tâm lý của lứa tuổi 11-14 thì lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên phụ huynh chớ nên “coi thường” bởi đây là giai đoạn dậy thì.

Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ các em cũng muốn nghe. Các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy.

2. Sự “mới lạ” của việc dạy 

Việc dạy học cũng bao điều mới lạ, mỗi thầy cô dạy một môn, xong 1 tiết (45 phút) là sang lớp khác dạy. Một số thầy cô ở THCS quen dạy các lớp 8, lớp 9 đến khi dạy lớp 6 vẫn giữ nguyên phong cách đứng lớp, phương pháp giảng dạy mới làm các em thêm lúng túng, mất tự tin. Quên học bài, làm bài hay không tập trung trong giờ học… là bị ghi vào sổ đầu bài, lớp bị trừ điểm thi đua.
 

3. Sự "mới lạ" của các môn học

- Môn Vật lý với những bài học trừu tượng, nếu không nghe giảng kĩ các em sẽ không hiểu gì hết.

- Môn Toán, phần đầu chương trình là học về tập hợp, lũy thừa,… các em sẽ thấy nhiều xa lạ về kiến thức lẫn cách trình bày bài làm.

- Môn Anh văn ở tiểu học chủ yếu là vui học, nghe nói vài mẫu câu thông thường quen thuộc thì bây giờ là phải thuộc từ vựng, hiểu ngữ pháp mới có thể làm bài được.

- Môn Ngữ văn tưởng chừng quen thuộc lắm thì ở các văn bản đầu tiên học trong chương trình khá nhiều từ Hán Việt, từ chú giải…  Giáo viên thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà các văn bản sắp học như tự chia đoạn, tìm ý, giải thích từ, trả lời câu hỏi… làm cho các em thấy khác lạ với khi học ở tiểu học. Giáo viên Ngữ văn cũng thường áp dụng phương pháp cho các em tự thuyết trình – đây là phương pháp mà ở cấp tiểu học các em ít khi thực hiện.

Học sinh làm bài tập và soạn bài ở nhà.Học sinh làm bài tập và soạn bài ở nhà.

- Ở các môn học như Lịch sử, Địa lý, Sinh học… các em cũng bị điểm dưới trung bình, thậm chí có em còn thi lại. Lý do thật đơn giản, vì ở tiểu học trước mỗi lần kiểm tra, thi học kì, ở các môn học bài, giáo viên thường chia câu hỏi ôn tập cho các em ôn dần mỗi ngày 2-3 câu và mỗi buổi học đều có dành thời gian để trả bài; học sinh chưa thuộc bài sẽ phải học ngay tại lớp. Khi lên lớp 6, ở các môn học bài, các thầy cô chỉ cho câu hỏi ôn và các em tự sắp xếp mà học, không có sự nhắc nhở kiểm tra chặt chẽ như lớp dưới. Với tinh thần thông tư 22 thì ở tiểu học ngay với lớp 5 các em rất ít phải làm bài kiểm tra nhưng lên lớp 6 thì số bài kiểm tra với thời gian làm bài khác nhau sẽ nhiều hơn.

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc là khi học tiểu học các cháu là học sinh giỏi nhưng khi mới bước lên lớp 6 đã nhận được phản ánh là tiếp thu chậm, học lực trung bình, không tập trung…

Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà. Các phụ huynh nên theo dõi, động viên các em vì nội dung học ở THCS khác với tiểu học. Cha mẹ nên quan tâm tới con trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái.

Đặc biệt, khi trẻ bước vào lớp 6, trẻ cần được cha mẹ định hướng để làm quen với việc tự giác trong học tập, để con thực sự hứng khởi với việc học chứ không phải là ép buộc trẻ học theo nhu cầu của cha mẹ. Dĩ nhiên, vẫn cần có những áp lực nhất định để trẻ phát huy hết năng lực và học tập nghiêm túc.

4. Sự "mới lạ" của đi học thêm

Hiện nay, các bậc phụ huynh thường thể hiện sự quan tâm đến việc học của con em bằng cách cho đi học thêm. Ở tiểu học, các em chỉ học 3 buổi/ 1 tuần (ở một nơi), thì lên lớp 6 cứ 1 môn học thường 2 buổi/ 1 tuần ở nhiều nơi khác nhau. Như vậy suốt tuần chỉ có học và học. Liệu học như thế các em có tiến bộ hơn?

Việc quá tải do áp đặt mục tiêu từ bố mẹ đã khiến nhiều học sinh chán nản trường học, biến những năm tháng đầu lên học THCS lẽ ra hạnh phúc nhất thành những chuỗi ngày căng thẳng và sợ hãi.

Đi học thêm ở nhiều nơiĐi học thêm ở nhiều nơi

5. Sự "mới lạ" trước hiện tượng tiêu cực

- Những cuộc học sinh đánh nhau ít xảy ra ở tiểu học nhưng ở THCS thì việc này dễ xảy ra nhiều hơn.

- Bắt đầu có hiện tượng bè phái trong lớp và có những bè phái ham chơi, chán học.

- Với những em có biểu hiện dậy thì sớm, bắt đầu có hiện tượng yêu đương, thậm chí có học sinh các lớp trên "để ý", "tán tỉnh" ngay các em lớp 6 mặc dù các em nhỏ chưa biết gì chuyện này. Từ đó đã có trình trạng ghen nhau dẫn đến đánh hội đồng một học sinh nào đó.

Hình ảnh nữ học sinh lớp 6 đánh nhau.Hình ảnh nữ học sinh lớp 6 đánh nhau.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều bậc cha mẹ lúng túng trước những thay đổi của chính con em mình và không biết cách làm thế nào để có thể hòa nhịp cùng với con, hiểu và chia sẻ cùng con khi mà khoảng cách thế hệ đang ngày càng trở thành một vật ngăn cản không nhỏ. Lắng nghe con, làm bạn cùng con là điều cha mẹ cần làm. Chuẩn bị cho con kĩ năng giao tiếp, hòa nhập với các nhóm, cộng đồng là việc rất cần thiết.

Phụ huynh hiểu được những sự "mới lạ" trên để chia sẻ với con em mình không bị bất ngờ hay bỡ ngỡ khi bước vào lớp 6 - năm học đầu tiên của cấp THCS.
                                                                                          Nguồn BigSchool 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

18/2023/TT BGD

Thông tư 18 của BGD về hướng dẫn xây dụng trường học an toàn

Thời gian đăng: 10/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:10

40 - QĐ BTC

Quyết định 40 của UBND TP Hà nội về cuộc thi sáng tạo năm 2024

Thời gian đăng: 10/04/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:8

179 - PGD ĐT

Công văn 179 của PGD quận Hà Đông hướng dẫn thực hiện cuộc thi sáng tạo năm 2024

Thời gian đăng: 10/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:26

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website qua kênh thông tin nào

Videos

Banner 1
Banner 2
Banner 3
Banner 4
Banner 5
Banner 6

Thống kê

  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay2,301
  • Tháng hiện tại65,719
  • Tổng lượt truy cập4,281,616
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây